Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

Ổ cứng, Cách chọn ổ cứng


*Nơi lưu trữ dữ liệu và các phần mềm cho máy tính hoạt động chính là ổ cứng. Nhưng không phải ai cũng biết cách chọn cho mình một ổ cứng phù hợp với túi tiền và mụch đích sử dụng nhất. Trong bài viết này tôi chia sẻ chút kinh nghiệm cho các bạn có thể đưa ra quyết định lựa chọn ổ cứng cho máy tính của mình.

ổ cứng máy tính để bàn
Một loại ổ cứng máy tính
+ Hiện tại trên thị trường có 2 loại ổ cứng mỗi loại đều có điểm cộng và điểm trừ khác nhau là ổ SSD (Solid – state drive) và loại ổ cứng truyền thống HDD(Hard – disk driver). Để lựa chọn cho máy tính của mình loại ổ cứng nào để tăng tốc độ truyền dữ liệu và lưu dữ liệu các bạn cần hiểu chút về từng loại ổ.
+ Ổ HHD: Là loại ổ cứng dùng đĩa cứng hệ thống cơ, quay vì vậy chúng hoạt động tương đối bền bỉ nhưng hay xảy ra sự cố do hệ thống cơ còn ổ SSD thì ở thể rắn và sử dụng các chip nhớ vì vậy chúng cũng không gây ra tiếng ồn như ổ HHD. Giá thành rẻ hơn ổ SSD. Về dung lượng thì hiện tại ổ HHD có loại có dung lượng cao tới 4TB còn ổ SSD thì dung lượng ổ cao nhất trên thị trường hiện tại chỉ là 2TB. Về tốc độ ghi dữ liệu của ổ SSD sẽ nhanh hơn rất nhiều so với ổ HHD. Ổ SSD cũng tiêu thụ ít điện năng hơn ổ HDD.
+ Cổng giao tiếp: Công giao tiếp SERIAL hay còn gọi là cổng SATA. Khi chọn ổ cứng bạn phải chọn ổ phù hợp với thống số máy tính của mình. Hiện tại trên thị trường có 3 loại cổng là cổng SATA -1, SATA -2, SATA -3. Các ổ SSD và HHD hiện tai đa số sử dụng cổng SATA -3 loại cổng này có thể hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên tới 6Gb/s và vẫn có thể tương thích ngược với cổng SATA -2 và cổng SATA-1. Nhưng các bạn chú ý nếu máy tính của các bạn chỉ tưởng thích với cổng SATA -2 thì sẽ không tương thích với cổng SATA-3, do cổng đời cũ sẽ không tương thích với cổng đời mới. Đây là đặc điểm quan trọng để các bạn chọn cho mình ổ đĩa cứng phù hợp.
+ Kích thước ổ cứng: Thị trường ổ cứng hiện tại có hai loại kích thước ổ cứng là ổ 3,5 inch phù hợp với máy PC và ổ 2,5 inch thường sử dụng cho laptop. Vì vậy các bạn cần chọn cho mình ổ đĩa cứng với kích thước phù hợp, nếu gắn trong máy tính thì thường là đã theo thiết kế của nhà sản xuất, nếu bạn mua ổ đĩa với mục đích để lưu dữ liệu phụ, và gắn ngoài máy tính cho dễ dang việc trao đổi dữ liệu với máy tính khác tôi khuyên các bạn nên chọn ổ đĩa cứng kích thước nhỏ và có hỗ trợ cổng USB 2.0 hoạc USB 3.0.
+ Nếu bạn chọn mua ổ HHD thì cần chú ý các thông số sau tốc độ truyền được xác định bằng thông số vòng quay trên phút, thông số này càng cao nghĩa là tốc độ truyền dữ liệu càng nhanh. Hiện tại ổ HDD loại 3,5 inch trên thị trường có thông số cao là 7200RPM. Dung lượng bộ nhớ cache là dung lượng quyết định đến tốc độ truyền dữ liệu từ phân vùng này sang phân vùng khác. Dung lượng này càng lớn thì tốc độ truyền dữ liệu càng mạnh và nhanh.Ổ SSD hiện tại kích thước bộ nhớ cache từ 8MB đến 128MB.
+ Tuổi thọ của từng loại ổ thì ổ SSD có có cấu taọ thể rắn ít bị hỏng hóc và gặp sự cố hơn ổ HHD cấu tạo cơ.
+ Trong quá trình chọn ổ đĩa cứng các bạn cũng phải để ý tem trên ổ, các thông tin chi tiết về thời gian bảo hành và đúng nhà sản xuất.

* Khi các bạn biết ưu cũng như nhược điểm của mỗi loại ổ và múc đích sử dụng của mình để lựa chọn ổ đĩa phù hợp nhất. Theo quan điểm của tôi thì ổ SSD trong tương lai khi khắc phục được về giá cả và dung lượng thì chúng sẽ là quyết định thông mình của mọi người.

Máy tính đời mới sử dụng ổ cứng SSD bên trong máy

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

CHỌN RAM CHO MÁY TÍNH


  Ram là phụ kiện rất quan trọng đối với máy tính chúng là bộ nhớ để lưu trữ dữ liệu và truyền dữ liệu vào CPU cho máy tính hoạt động. Chúng rất quan trọng trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ máy tính nào. Các nhà sản xuất cũng liên tục sản xuất ra nhiều loại RAM đời mới với những tính năng ưu việt hơn. Nếu bạn là người đam mê công nghệ hoạc công việc của bạn cần tốc độ để tải và truyền dữ liệu nhanh hơn bạn có thể nâng cấp thêm RAM cho máy tính của mình. Các hãng sản xuất MAINBOARD ngày nay thường sản xuất nhiều khe RAM hơn từ 2 đến 4 khe RAM cho người dùng dễ dàng nâng cấp máy tính của mình. Nhưng khi chọn Ram để nâng cấp cho máy tính của mình bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Ram máy tính

+ Ram thì gồm rất nhiều chuẩn như DDR2 và DDR3, hiện tại DDR3 đang phổ biến.
+ Chúng ta lưu ý xem MAINBOARD của chúng ta có hỗ trợ RAM đó không. Để máy tính không xảy ra xung đột chúng ta phải để ý đến sự tương thích của RAM so với MAINBOARD . Nếu MAINBOARD của bạn hỗ trợ RAM có tố độ BUS tối đa là 1333MHZ nhưng thanh RAM của bạn đang có có tốc độ BUS là 1080MHZ thì sẽ xảy ra xung đột trong quá trính sử dụng.
+ Chuẩn cắm của chân RAM DDR2 và RAM DDR3 khác nhau vì vậy chúng không thể cắm hoạc thay đổi cho nhau được.
+ Dung lượng RAM cũng cần quan tâm, nếu bạn cần RAM 4G hoạc bạn có thể lắp 2 thanh RAM 2G có cùng thông số và cùng nhà sản xuất. Khi chúng ta nắp 2 thanh Ram như vậy tốc độ truyền dữ liệu và tốc độ truy cập sẽ mạnh hơn so với chỉ nắp một thanh RAM 4G. Khi lắp 2 thanh RAM các bạn cũng phải lưu ý xem này phải cùng dung lượng, cùng bộ nhớ cùng tốc độ BUS.
+ Ngoài ra chúng ta còn quan tâm đến các thông số như Băng thông truyền dữ liệu
+ Chúng ta cũng phải xem kỹ thời hạn bảo hành và tem chính hãng của RAM. Chúng ta nên mua ở các cửa hàng hoạc các hãng uy tín.

+ Khi cầm lên để kiểm tra chúng ta không lên cầm trực tiếp vào Bo mạch hoạc các hàng chân của Ram. Nếu bạn không có kinh nghiệm có thể nhớ người trong nghề đã có kinh nghiệm lắp đặt hộ. Khi tháo lắp máy tính cần nhẹ nhàng không để mất chân RAM hoạc ốc vít.

IC VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH CHÂN IC


IC là một linh kiện điện tử quan trọng nhất trong các mạch điện tử, bất kể một mạch điện tử nào cũng sẽ có một hoạc vài con IC, chúng là trung tâm để xử lý những nhiệm vụ quan trọng trong các mạch điện tử. Trong mỗi một con IC đã được tích hợp bên trong chúng những phụ kiện khác như Transistor, diode.. để tích hợp thành một mạch điện giải quyết những nhiệm vụ khác nhau, và chúng được lập trình sẵn. Vì vậy các con IC thường là sẽ có nhiều chân vì vậy để xác định được chân của các con IC là rất quan trọng trong quá trình sửa chữa và lăp đặt mạch điện.
Máy tính đời mới với những cong IC thông minh gồm nhiều chân

Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ kiến thức hiểu biết của tôi về cách xác định chân các con IC thông dụng.
Chúng ta thường là sẽ gặp những con IC hình dạng chân như sau:
* IC chỉ có một hàng chân: Thông thường chúng ta xác định chân như sau
+ Như hình ảnh trên đây là IC có một hàng chân thì chúng ta xác định chân 1 từ trái sang phải ( hình ảnh).
Ic có một hàng chân và cách xác định thứ tự chân
+ Ở phía góc dưới bên trái con IC có một lỗ hình tròn nhỏ là phía chúng ta xác định được chân 1. Các chân 2, 3… được đếm lần lượt từ trái sang phải.
*IC nhiều hàng chân
+ Để xác định được chân của IC nhiều hàng chân thì chúng ta xác định dựa vào đặc điểm hình dạng của từng con IC như sau:
+ Chúng ta phải đê ý trên thân con IC có một dấu chấm ở một trong 4 góc của IC. Tại góc đó chính là chân 1 của IC. Các chân còn lại của IC được đếm từ chân 1 từ trái sang phải theo một đường tròn đến hết.

IC nhiều hàng chân

*Nếu chúng ta gặp IC có một đầu được vát thì đầu các chân được xác định như hình vẽ dưới
Hình ảnh thể hình dáng và cách xác định chân IC

* Nếu các bạn gặp con IC có đầu vát nhưng giữa thân con IC lại có một dấu chấm thì chúng ta xác định các chân con IC như hình vẽ dưới

Hình ảnh thể hình dáng và cách xác định chân IC

Dưới đây là video chia sẻ cách xác định chân IC. Nếu các bạn xem video thấy có ích hãy nhấn nút đăng ký phía dưới Video để được cập nhật những video mới nhất.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

SỬA CHỮA MÁY TÍNH

Sửa chữa máy tính

Nghề sửa chữa máy tính

*Nghề sửa chữa máy tính trong tương lai sẽ rất hót.Chúng ta đang được sống trong giai đoạn bùng nổ của công nghệ. Các con chíp máy tính thế hệ mới ra với nhiều chức năng kích cỡ chỉ bằng một phần tỷ mét. Thế hệ máy tính mới ra còn nhiều hấp dẫn với bất kỳ ai đam mê công nghệ. Nhiều lúc bạn có tự hỏi vì sao mà chiếc máy tính lại quan trọng với cuộc sống của chúng ta như vậy? Có lẽ bởi vì chúng giải quyết cho chúng ta những vấn đề sau:
+ Máy tính giúp ích rất lớn cho công việc văn phòng.
+ Máy tính giúp ích cho các kỹ sư thiết kế, xây dựng, thiết kế đồ họa…
+ Máy tính giúp chúng ta quản lý thông qua các phần mềm.
+ Máy tinh giúp chúng ta giải trí như xem phim, nghe nhạc…
Sửa chữa máy tính đời mới
*Ngành công nghệ thông tin càng phát triển, nhiều người sử dụng máy tính đó là xu hướng trong tương lai. Thời gian sắp tới chiếc máy tính sẽ là công cụ không thể thiếu với bất kỳ ai. Trong quá trình sử dụng người sử dụng máy tính sẽ gặp rất nhiều các lỗi thuộc phần cứng và phần mềm. Vì vậy ngành sửa chữa máy tính hay còn gọi là bác sĩ máy tính là một ngành có xu hướng tăng trong tương lai. Nhu cầu việc làm của ngành này sẽ rất lớn có thể nói đây sẽ là một ngành hót. Tùy vào nơi làm việc mà người bác sĩ máy có cách gọi khác nhau như chuyên viên, kỹ thuật, bác sĩ máy tính.

Nghế sửa chữa máy tính là nghề hót trong tương lai

*Để sửa chữa được một máy vi tính các học viên cần những kỹ năng và tố chất gì?
+ Trước kia chúng ta phải yêu thích, đam mê với máy tính.
+ Trải nghiệm nhiều, tự học hỏi nhiều.
+ Thời gian đào taọ khoảng 5 - 7 tháng thời gian này bạn chưa thể giỏi nghề ngay được vì vậy bạn muốn trở thành thợ giỏi bạn phải có nhiều thời gian trải nghiệp thêm bằng cách đi xin việc làm thuê một thời gian để tích lũy kinh nghiệm. Nếu có thể bạn có thể tìm cho mình một người thầy để học hỏi kinh nghiệm.
Học nghề sửa chữa máy tính để thành công
*Tôi cũng là một người đam mê máy tính, tin học, cũng đang theo học ngành sửa chữa máy tính. Mong được kết bạn với tất cả mọi người ở mọi miền đất nước có cùng đam mê với máy tính để được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm thông Bloger này. Những kiến thức mà tôi học được và chia sẻ trong Bloger này có thể nhiều chỗ sai nên tôi rất mong được các bạn góp ý kiến bằng những lời bình luận phía dưới bài viết.
Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực phụ kiện máy tính, phụ kiện điện thoại hãy truy cập vào Webstie: Choyeuthuong.com để được cập nhật những sản phẩm mới nhất từ chúng tôi Cảm ơn các bạn.
Chúc các bạn hạnh phúc để thành công!

Linh kiện điện tử, Mofet


*Giới thiệu
Mosfet là transistor hiệu ứng trường, là một transistor đặc biệt có cấu tạo và hoạt động khác với Transistor thông thường mà ta đã biết, Mosfet có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiệu ứng từ trường để tạo ra dòng điện, là linh kiện có trở kháng đầu vào lớn thích hợp cho khuếch đại các nguồn tín hiệu yếu, Chúng được sử dụng nhiều trong các mạch nguồn Monitor, nguồn máy tính.

Thêm chú thích
Mofet hay còn gọi là Transitor hiệu ứng trường
*Cấu tạo

Cấu tạo của Mofet ngược kênh N
G: Gate gọi là cực cổng
S: Source gọi là cực nguồn
D: Drain gọi là cực máng
Mosfet kiện N có hai miếng bán dẫn loại P đặt trên nền bán dẫn N, giữa hai lớp P – N được cách điện bởi lớp SiO2 hai miếng bán dẫn P được nối ra thành cực D và cực S, nền bán dẫn N được nối với lớp màng mỏng ở trên sau đó được đấu ra thành cực G.
Mosfet có điện trở giữa cực G và cực S và giữa cực G và cực D là vô cùng lớn, còn điện trở giữa cực D và cực S phụ thuộc vào điện áp chênh lệch giữa cực G và cực S ( UCS).
Khi điện áp UGS = 0 thì điện trở RDS rất lớn, khi điện áp UGS > 0, Thì do hiệu ứng từ trường làm cho điện trở RDSgiảm, điện áp UGS càng lớn thì điện trở RDS càng nhỏ.
*Ký hiệu
Ký hiệu của Mofet
*Nguyên tắc hoạt động
Mạch thí nghiệp nguyên tắc hoạt động của Mofet
Để hiểu được nguyên tắc hoạt động của Mofet chúng ta tiến hành thi nghiệp như mạch dưới đây:
Trong quá trình tiến hành thí nghiệm chúng ta có thể rút ra một số kiến thức như sau:
+ Khi chúng ta cấp nguồn điện (DC) qua bóng đèn tiếp theo dòng điện vào cực D và cực S của Mosfet(Q) đây là mosfet ngược được phân cực thuận. Kết quả là bóng đèn không sáng chúng ta có thể rút ra kết luận là dòng điện không đi qua cực DS khi chân G chúng ta chưa cấp điện.
+ Tiếp theo đóng công tắc K1, thì nguồn điện đi vào cực GS tại đây UGS> 0, lúc này mofet Q1 dẫn điện và làm bóng đèn sáng.
+ Chúng ta đóng công tắc K2, trên tụ C1 sẽ có điện áp tích(tụ gốm) và duy trì dòng điện cấp vào cho Mofet Q dẫn chứng tỏ không có dòng điện đi qua cực GS.
Vây qua thi nghiệm vừa rồi ta thấy rằng: Dù ta đặt điện áp vào chân G thì cũng không có dòng GS như Transistor bình thường, từ trường sẽ được sinh ra từ điện áp này và điện trở RDS giảm xuống.
*Video hướng dẫn đo kiểm tra Mofet






Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

THÔNG SỐ KỸ THUẬN CỦA TRANSISTOR

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA TRANSISTOR

THÔNG SỐ KỸ THUẬT
+ Dòng điện cực đại: Là điện áp giới hạn của transistor, vượt quá dòng giới hạn này Transistor sẽ bị hỏng.
+ Điện áp cực đại: Là điện áp giới hạn của transistor đặt vào cực CE, vượt qua điện áp giới hạn này Transistor sẽ bị đánh thủng.
+ Tần số cắt là tần số giới hạn mà Transistor làm việc bình thường vượt quá tần số này thì độ khuếch đại của Transistor bị giảm.
+ Hệ số khuếch đại: Là tỷ lệ biến đổi của dòng ICE lớn gấp bao nhiêu lần dòng IBE.
+ Công xuất cực đại:  Khi hoạt động Transistor tiêu tán một công xuất P = UCE.ICE nếu công xuất này vượt quá công xuất cực đại của Transistor thì Transistor bị hỏng.
TRONG NHIỀU TRƯỜNG HỢP CHÚNG TA SẼ GẶP NHỮNG TRANSISTOR ĐẶC BIỆT SAU
*Transistor số ( Digital Transistor): Transistor số cấu tạo như Transistor thường nhưng chân B được đấu thêm một điện trở. Chúng được sử dụng trong các mạch công tắc, mạch logic, mạch điều khiển.

Ký hiệu của transitor số trên mạch 

+ Ký hiệu: Thường có ký hiệu sau DTA…( đèn thuận), DTC…( đèn ngược), KRC…(đèn ngược), KRA…(đèn thuận), RN12…(đèn ngược), RN22…(đèn thuận).
*Transistor công xuất dòng(công xuất ngang)
Transistor công xuất lớn thường được gọi là sò, Sò dòng, sò nguồn các sò này được thiết kế điều khiển bộ cao áp, hoạc biến áp nguồn xung hoạt động. Chúng có điện áp hoạt động cao và cho dòng chịu đựng lớn. Các sò công xuất dòng thường có đấu thêm diode đệm ở trong song song với cực CE.

Sò công xuất ti vi mầu

*ỨNG DỤNG CỦA TRANSISTOR
+ Bất kỳ một thiết bị nào đều có transistor, nó là linh kiện quan trọng và phổ biến trong các thiết bị điện tử. Nó được tích hợp trong các IC. Một con IC thường được tích hợp trong đó nhiều con Transistor. Transistor dùng để khuếch đại tín hiệu Analog, chuyển trạng thái mạch Digital, sử dụng làm các công tắc điện tử, làm các bộ dao động…


KIỂM TRA TRANSISTOR THUẬN HAY NGƯỢC

KIỂM TRA TRANSISTOR THUẬN HAY NGƯỢC

*KIỂM TRA TRANSISTOR NGƯỢC (NPN)
+ Tương tự kiểm tra diode đấu chung cực Anot, điểm chung là cực B.
+ Ta dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở để kiểm tra như sau:
+ Trước tiên ta cần xác định các chân của Transistor nếu chưa xác định được chân các bạn có thể tham khảo bài viết XÁC ĐỊNH CHÂN CỦA TRANSISTOR.
+Ta đặt que đen của đồng hồ vạn năng vào cực B của transistor rồi đặt lần lượt que đỏ vào chân C và chân E của Transistor kim đều lên, còn các trường hợp khác kim không lên thì đây là transistor ngược (NPN).

*KIỂM TRA TRANSISTOR THUẬN (PNP)
+ Tương tự kiểm tra hai diode đấu chung cực Katot, điểm chung là cực B.
+ Ta dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở để kiểm tra như sau:
+ Trước tiên ta cần xác định các chân của transistor. Sau đó đặt que đỏ của transistor của đồng hồ vạn năng vào cực B của transistor rồi đặt lần lượt que đen vào cực C và E của transistor kim đều lên, các trường hợp khác kim không lên thì đây là transistor thuận.
*Nếu trong quá trình kiểm tra chúng ta gặp các trường hợp như chúng ta đo các chân với nhau khi đổi cả thứ tự que đo kim đồng hồ vẫn lên nghĩa là transistor đã bị hỏng.
Video hướng dẫn kiểm tra Transistor  bên dưới, nếu các bạn thấy video này có ích hãy nhấn đăng ký phía dưới video để được cập nhật những video mới nhất.


XÁC ĐỊNH CHÂN CỦA TRANSISTOR

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHÂN CỦA TRASISTOR

*VỚI CÁC LOẠI TRASISTOR CÔNG SUẤT NHỎ
+ Thứ tự chân C và B tùy theo bóng của nước nào sản xuất. Chân E luôn ở bên tay trái nếu ta để Trasistor như hình dưới
Xác định chân Transistor công xuất nhỏ

+ Nếu là transistor do nhật sản xuất: ví dụ Trasistor C828, A564, thì chân C ở giữa, chân B ở bên phải.
+ Nếu là transistor do trung quốc sản xuất thì chân B ở giữa chân C ở bên phải.
+ Tuy nhiên một số Trasistor nhái thì không theo thứ tự này, để biết chính xác ta dùng phương pháp đo bằng đồng hồ vạn năng.

*VỚI CÁC TRASISTOR CÔNG SUẤT LỚN
+ Hầu hết đều có chung giá trị chân là: Bên trái là cực B, ở giữa là cực C, bên phải là cực E như hình dưới:
                                                  Xác định chân Transistor công xuất lớn

*Đo xác định chân B và C
+ Với transistor công xuất nhỏ, thông thường chân E ở bên trái như vậy ta chỉ xác định chân B và suy ra chân C là chân còn lại.
+ Cách xác định: Để đồng hồ vạn năng ở thang đo X1Ω, đặt cố định một que đo vào từng chân, que kia chuyển sang chân còn lại. Nếu kim lên bằng nhau thì chân có que đặt cố định là chân B. Nếu que đồng hồ cố định là que đen thì là transistor ngược, là que đỏ là transistor thuận.




Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TRANSISTOR

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TRASISTOR

Đối với tất các các kỹ thuật viên điện tử đều biết tầm quan trọng của trasisitor trong các mạch điện tử, bất cứ một bo mạch nào chúng ta cũng hay gặp trasitor hoạc trasitor được tích hợp trong các IC vì vậy việc nắm bắt được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng giúp cho chúng ta có thể thiết kế mạch, hoạc sửa chữa các thiết bị điện tử. Trasistor hay còn gọi là bóng bán dẫn.
Cấu tạo: Trasistor được cấu tạo từ 3 lớp bán dẫn để hình thành hai mối tiếp giáp P – N. Khi chúng ta ghép PNP ta được trasitor thuận còn khi ghieps NPN ta được transistor ngược. Trasistor có thể tương đương với hai diode đấu ngược nhau.

Cấu tạo trasistor

+ Ba lớp bán dẫn được nối với nhau thành 3 cực, lớp giữa là cực B ( cực gốc) hay còn gọi là Base đây là lớp rất mỏng có nồng độ tạp chất thấp.
+ Lớp bên trái là cực E ( Emitter)  hay còn gọi là cực phát
+ Lớp bên phải là cực C ( Collector) hay còn gọi là cực thu
+ Ở hai vùng bán dẫn E và C sẽ cùng loại bán dẫn ( N hoạc P) nhưng sẽ khác nhau về kích thước và nồng độ tạp chất nên có thể chuyển đổi cho nhau được.
Nguyên tắc hoạt động:

Mạch khảo sát về nguyên tắc hoạt động của Trasistor NPN

+ Hoạt động của transistor NPN:
Khi ta cấp nguồn UCE vào 2 cực C và E trong đó ( + ) nguồn vào cực C,(-) nguồn vào cực E.
Cấp nguồn một chiều UBE đi qua công tắc và trở hạn dòng vào hai cực B và E, trong đó cực (+) vào chân B, cực (-) vào chân E.
Khi công tắc mở , mặc dù cực C và E đã được cấp điện nhưng vẫn không có dòng điện chạy qua môi CE( lúc này dòng IC =  0).
Khi công tắc đóng, mối P – N được phân cực thuận do đó có một dòng điện chạy từ (+) nguồn UBE qua công tắc, qua R qua mối BE về cực (-) tạo thành dòng IB. Ngay khi dòng IB xuất hiện lập tức cũng có dòng IC chạy qua mối CE làm bóng đèn phát sáng, và dòng ICmạnh gấp nhiều lần dòng IB.
Như vậy rõ ràng dòng IC hoàn toàn phụ thuộc vào dòng IB.
Giải thích: Khi có điện áp UCE nhưng các điện tử và lỗ trống không thể vượt qua mối tiếp giáp P-N để tạo thành dòng điện, khi xuất hiện dòng IBE do lớp bán dẫn P tại cực B rất mỏng và nông độ pha tạp thấp, vì vậy số điện tử tự do từ lớp bán dẫn N ( cực E) vượt qua tiếp giáp sang lớp bán dẫn P( cực B) lớn hơn số lượng lỗ trống rất nhiều, một phần nhỏ trong số các điện tử có thể vào lỗ trống tạo thành dòng IB còn phần lớn số điện tử bị hút về phía cực C dưới tác dụng của điện áp UCE tạo thành ICEchạy qua transistor.
+ Hoạt động của transistor PNP hoàn toàn tương tự nhưng cực tính của các nguồn điện UCE vầ UBE ngược lại. Dòng IC đi từ E sang C còn dòng IB đi từ E sang B.
*Ký hiệu và hình dáng
Ký hiệu của transistor ngược NPN bên trái, trasistor thuận bên phải PNP
*Ký hiệu trên thân trasistor.
Trasistor thì có nhiều nước sản xuất nhưng chúng ta hay bắt gặp và sử dụng trasistor của Nhật, Mỹ, và Trung quốc.
+ Trasistor do nhật sản xuất trên thân có ký hiệu chữ in hoa A...., B...., C...., D....
Ví dụ A564, B546, D353, C5644, nhìn kỹ hiệu này ta sẽ biết A và B là trasistor thuận, còn C và D là trasistor ngược.
+ Trasistor do Mỹ sản xuất thường ký hiệu 2N....
+ Trasistror do trung quốc sản suất bắt đầu bằng số 3 tiếp theo là 2 chữ cái, chữ cái thứ nhất nếu là A, B thì là trasistror thuận. C, D là transistor ngược. Chữ cái thứ 2 cho biết đặc điểm X và P là bóng âm tần, A, G là bóng cao tần. Các số về sau chỉ thứ tự sản phẩm.



PHÂN LOẠI DIODE

PHÂN LOẠI DIODE

1.Diode Zener
*Cấu tạo: Diode Zener có cấu tạo tương tự Diode thường nhưng có hai lớp bán dẫn P – N ghép với nhau , Diode Zener được ứng dụng trong chế độ phân cực ngược, khi phân cực thuận Diode Zener như diode thường nhưng khi phân cực ngược Diode Zener sẽ gim lại một mức điện áp cố định bằng giá trị ghi trên Diode.


Hình dáng Diode Zener(DZ)


Ký hiệu và ứng dụng của Diode Zener trong mạch

Sơ đồ trên minh họa ứng dụng của DZ, nguồn U1 là nguồn có điện áp thay đổi, DZ là diode ổn áp, R1 là trở hạn dòng. Ta thấy rằng khi U1> DZ thì áp trên DZ  luôn luôn cố định cho dù nguồn U1 thay đổi.
Khi nguồn U1thay đổi thì dòng ngược qua DZ thay đổi, dòng ngược qua Dzcó giá trị giới hạn khoảng 30 mA.
Thông thường người ta sử dụng nguồn U1 > 1,5V suy ra 2 lần DZ lắp trở hạn dòng R1 sao cho dòng ngược lớn nhất qua DZ < 30 mA
2.Diode thu quang(Photo diode)
Diode hoạt động ở chế độ phân cực nghịch, vỏ diode có một miếng thủy tinh để ánh sáng chiếu vào P – N, dòng điện ngược qua diode tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng chiếu vào diode.
Ký hiệu của photo diode

Minh họa hoạt động của Photo so quang

3.Diode phát quang ( Light emiting diode: LED)
Diode phát quang là diode phát ra ánh sáng khi được phân cực thuận, điện áp làm việc của LED khoảng 1,7 – 2,2V dòng qua Led khoảng 5mA đến 20mA.
Led được sử dụng để làm đèn báo nguồn, đèn nháy trang trí, báo trạng thái có điện.vv
Diode phát quang

4. Diode Varicap ( Diode biến dung)
Diode biến dung là diode  có điện dung như tụ điện, và điện dung biến đổi khi ta thay đổi điện ngược đặt vào diode
5. Diode xung
 Trong các bộ nguồn xung  thì ở đầu ra của biến áp xung, ta phải dùng Diode xung để chỉnh lưu. Diode xung là diode làm việc ở tần số cao khoảng vài chục KHz, diode nắn điện thông thường không thể thay thế vào vị trí diode xung được, nhưng ngược lại diode xung có thể thay thế cho vị trí diode thường, diode xung có giá thành cao hơn diode thường nhiều lần.
Về đặc điểm, hình dáng diode xung không có gì khác biệt với diode thường, tuy nhiên diode xung thường có vòng đánh dấu đứt nét hoạc đánh dấu bằng 2 vòng.
6.Diode tách sóng
Là loại diode nhỏ vỡ bằng thủy tinh và còn gọi là diode tiếp điểm vì mặt tiếp xúc giữa hai chất bán dẫn P – N tại một điểm để tránh điện dung ký sinh, diode tách sóng thường dùng trong các mạch cao tần dùng để tách sóng tín hiệu.
7. Diode nắn điện
Là diode tiếp mặt dùng để nắn điện trong các bộ chỉnh lưu nguồn AC 50Hz, diode này thường có 3 loại là 1A, 2A và 5A.



ĐO VÀ KIỂM TRA DIODE

ĐO VÀ KIỂM TRA DIODE VÀ ỨNG DỤNG CỦA DIODE

A.CÁCH ĐO VÀ KIỂM TRA DIODE
Diode là linh kiện điện tử rất quan trong ma chúng ta hay gặp trong các bomachj điện tử vì vậy việc kiểm tra Diode còn hoạt động tốt hay không là rất quan trọng. Để kiểm tra chúng ta sử dụng đồng hộ vạn năng.

Các dạng Diode thường gặp

Đo kiểm tra diode
Các bước tiến hành:
*Đưa đồng hồ về thang đo điện trở, chỉnh về mức thang đo X1Ω, đặt hai que đo vào 2 đầu Diode nếu
+ Đo chiều thuận que đen vào Anot, que đỏ vào Katot nếu kim lên thì ta đảo chiều đo nếu kim không nên là Diode còn tốt
+ Nếu đo cả hai chiều kim lên = 0Ω như vậy là Diode bị chập.
+ Nếu đo thuận chiều mà kim không lên là Diode bị đứt.
B.ỨNG DỤNG CỦA DIODE BÁN DẪN
Do tính chất dẫn điện một chiều nên Diode thường được sử dụng trong các mạch chỉnh lưu nguồn xoay chiều thành một chiều các mạch tách song, mạch gim điện áp phân cực cho Transitor hoạt động. Trong mạch chỉnh lưu Diode có thể được tích hợp thành Diode cầu có dạng sau:




 Diode cầu trong mạch chỉnh lưu dòng xuay chiều

Hình ảnh thể hiện cách mắc diode cầu để chỉnh lưu dòng xuay chiều

CHẮT BÁN DẪN VÀ DIODE

CHẤT BÁN DẪN VÀ DIODE
1.CHẤT BÁN DẪN
   Chất bản dẫn là nguyên liệu để sản xuất ra các loại linh kiện bán dẫn như Diode, Transistor, IC mà ta đã thấy trong các thiết bị điện tử ngày nay.
Chất bán dẫn là chất có đặc điểm trung gian giữa chất dẫn điện và chất cách điện, về phương diện hóa học thì chất bán dẫn là những chất có 4 điện tử ở lớp ngoài cùng của nguyên tử, đó là các chất Germanium ( Ge) và Silicium ( Si).
Từ các chất bán dẫn ban đầu( tinh khiết) người ta phải tạo ra hai loại bán dẫn là bán dẫn loại N và bán dẫn loại P, sau đó ghép các miếng bán dẫn loại N và P lại ta thu được Diode hay Trasistor.
Si và Ge đều có hóa trị 4, tức lớp ngoài cùng có 4 điện tử, ở thể tinh khiết các nguyên tử Si ( Ge) liên kết với nhau theo liên kết cộng hóa trị như hình dưới.
Chất bán dẫn tinh khiết

*Chất bán dẫn loại N
Khi ta pha một lượng nhỏ chất có hóa trị 5 như Phospho(P) vào chất bán dẫn Si thì một nguyên tử P liên kết với 4 nguyên tử Si theo liên kết cộng hóa trị, nguyên tử Phospho chỉ có 4 điện tử tham gia liên kết và còn dư một điện tử và trở thành điện tử tự do suy ra chất bán dẫn này thừa điện tử (mang điện âm) và được gọi là bán dẫn N (Negative:âm)
Chất bán dẫn N

*Chất bán dẫn loại P
Ngược lại ta pha thêm một lượng nhỏ chất có hóa trị 3 như Indium(In) vào chất bán dẫn Si thì một nguyên tử Indium sẽ liên kết với 4 nguyên tử Si theo liên kết cộng hóa trị và liên kết bị thiếu một điện tử trở thành lỗ trống ( mang điện dương) và được gọi là chất bán dẫn P.

Chất bán dẫn P
*Tiếp giáp P – N và cấu tạo của diode bán dẫn
Khi đã có được 2 chất bán dẫn là P và N, nếu ghép hai chất bán dẫn theo một tiếp giáp P-N ta được một Diode, tiếp giáp P – N có đặc điểm: Tại bề mặt tiếp xúc, các điện tử dư thừa trong bán dẫn N khuếch tán sang vùng bán dẫn P để lấp vào chỗ trống tạo thành một lớp Ion trung hòa về điện, lớp Ion này tạo thành miền cách điện giữa hai chất bán dẫn.
Tiếp giáp P - N, cấu tạo của Diode
Hình trên là mối tiếp giáp P -N và cũng là cấu tạo của Diode


Ký hiệu và hình dáng của Diode

*Phân cực thuận cho Diode
Khi ta cấp điện (+ )vào đầu Anôt (vùng bán dẫn P) và điện âm (-) vào Katot (vùng bán dẫn N), khi đó dưới tác dụng của tương tác điện áp, miền cách điện hẹp lại khi điện áp chêch lệch giữ hai cực đạt 0,6V ( với diode loại Si) hoạc 0,2V ( với diode loại Ge) thì diện tích miền cách điện giảm bằng không và Diode bắt đầu dẫn điện. Nếu tiếp xúc tăng điện áp nguồn thì dòng qua Diode tăng nhanh nhưng chênh lệch điện áp giữa hai cực của Diode không tăng ( vẫn giữ ở mức 0,6V).
Vậy khi Diode(loai Si) phân cực thuận, nếu điện áp phân cực thuận <0,6V thì chưa có dòng đi qua diode, nếu áp phân cực thuận đạt =0,6V thì có dòng đi qua diode sau đó dòng điện qua diode tăng nhanh nhưng sụt áp vẫn giữ ở giá trị 0,6V.
Diode ( Si) phận cực thuận - Khi diode dẫn điện áp thuận được gim ở mức 0,6V
Đường đặc tuyết của điện áp thuận qua Diode

*Phân cực ngược cho diode

Khi phân cực ngược cho Diode tức là cấp nguồn (+) vào Katot(bán dẫn N), nguồn (-) vào Anot(bán dẫn P), dưới sự tương tác của điện áp ngược, miền cách điện càng rộng ra và ngăn cản dòng điện đi qua mối tiếp giáp, Diode có thể chịu được điện áp ngược rất lớn khoảng 1000V thì diode mới bị đánh thủng.

Diode chì bị cháy khi áp phân cực ngược tăng > = 1000V

SƠ ĐỒ KHỐI MÀN HÌNH LCD

SƠ ĐỒ KHỐI  MÀN HÌNH MÁY TÍNH (LCD)

Sơ đồ tổng quan màn hình LCD


Sơ đồ khối màn hình LCD

1.POWER (Khối nguồn)

Khối nguồn của màn hình Monitor LCD có chức năng cung cấp các điện áp DC ổn định cho các bộ phận của máy bao gồm:
+ Điện áp 12V cung cấp cho khối cao áp.
+ Điện áp 5V cung cấp cho vi xử lý và IC nhớ.
+ Điện áp 3,3V cung cấp cho mạch xử lý tín hiệu Video.
Khối nguồn có thể tích hợp trong máy cũng có thể thiết kế dưới dạng Adapter bên ngoài rồi đưa vào máy điện áp 12V hoạc 19V một chiều.

2.MCU (Micro Control Unite – Khối Vi xử lý)

Đây là khối có chức năng điều khiển chung mọi hoạt động chung của máy, bao gồm các điều khiển:
+ Điều khiển tắt mở
+ Điều khiển tắt mở khối cao áp
+ Điều khiển thay đổi độ sáng, độ tương phản
+ Xử lý các lệnh từ bàn phím
+ Xử lý tín hiệu hiển thị USD
+ Tích hợp mạch xung xử lý đồng bộ.

3.INVERTER( Bộ đổi điện – Khối cao áp)

 Có chức năng cung cấp điện áp cao cho các đèn huỳnh quang Katot lạnh để chiếu sáng màn hình
+ Thực hiện tắt mở ánh sáng trên màn hình
+ Thực hiện thay đổi độ sáng trên màn hình

4.ADC ( Mạch  analog Digital Converter)

Mạch này có chức năng đổi các tín hiệu hình ảnh R, G, B từ dạng tương tự sang tín hiệu số rồi cung cấp cho mạch Scanling.

5. SCALING ( Xử lý tín hiệu Video, chia tỷ lệ khung hình)

 Đây là mạch xử lý tín hiệu chính của máy, mạch này sẽ phân tích tín hiệu video thành các giá trị điện áp để đưa lên điều khiển các điểm ảnh trên màn hình, tạo tín hiệu quét ngang và quét dọc trên màn hình, mạch này thường được gắn liền với đèn hình.

6. LVDS (Low voltage differential Signal)

Đây là mạch xử lý tín hiệu vi phân điện áp thấp, mạch thực hiện đổi tín hiệu ảnh số thành điện áp đưa lên điều khiển các điểm ảnh trên màn hình, tạo tín hiệu quét ngang và quét dọc trên màn hình, mạch này thường gắn liền với đèn hình.

7. LCD PANEL ( Màn hình tinh thể lỏng)

 Đây là toàn bộ phần hiển thị LCD và các lớp tạo ánh sáng nền của đèn hình
Phần hiển thị LCD sẽ tái hiện lại ánh sáng cho các điểm ảnh, sau đó sắp xếp chúng lại theo trật tự ban đầu để tái tạo hình ảnh ban đầu.
Phần tạo ánh sáng nền sẽ tạo ra ánh sáng để chiếu sáng lớp hiển thị.



 LCD Panel


Màn hình monitor Acer từ phía sau